Hotline:0949.342.082

Diệt kiến

Cách xử lý kiến ba khoang tại nhà

06/11/2020

TÁC HẠI VÀ CÁCH XỬ LÍ KHI TRONG NHÀ XUẤT HIỆN KIẾN BA KHOANG.

I. Kiến ba khoang là gì?
1. Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt) bộ cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2-3 mm), có hai màu đỏ và đen. Về mặt khoa học thì kiến ba khoang không thuộc họ kiến, nhưng vì nhìn giống con kiến nên người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong…
2. Về phân bố: Kiến ba khoang phân bố rộng khắp thế giới. Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng. Kiến ba khoang thường tìm thấy trên các ruộng lúa, môi trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố, nơi có cỏ mọc xung quanh. Trong mùa mưa, bão, lũ lụt loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ thì vào ban đêm, kiến ba khoang theo côn trùng khác, theo ánh đèn bay vào nhà. Khi bất thường, nó tăng kích thước phần bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp, chúng cũng có thể bay và chạy nhanh trên nước

Đội diệt kiến chuyên nghiệp

3.Về chu kỳ phát triển:
Trứng thường được đẻ riêng rẽ vào các đường nứt trên bề mặt đất. Con cái đẻ khoảng 18 – 100 trứng, bắt đầu đẻ trứng từ cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 đến tháng 7. Sau 3 – 19 ngày trứng nở thành ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng chia thành hai giai đoạn, giai đoạn một từ 4 ngày đầu đến ngày thứ 22, giai đoạn hai ngày thứ 7 đến ngày 36. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 đến 12 ngày. Tổng số ngày hoàn thành vòng đời khoảng từ 22 đến 50 ngày, trung bình là 32,5 ngày.

Con trưởng thành và ấu trùng ăn các loài côn trùng nhỏ hơn và tuyến trùng (nematodes) trong đất, rau trong tự nhiên. Trứng và ấu trùng cũng bị tấn công bởi các loại côn trùng khác và nhện.

II. Tác hại của kiến ba khoang.
Loài  côn trùng này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của chúng có chứa pederin – một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da . Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó… Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.

Biểu hiện viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang thì thường xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, lưng, tay, chân,… Kiến có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Ban đầu người bệnh thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6 – 12 giờ, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1 – 5mm, 1 đến 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này thấy cảm giác đau, rát càng tăng. Có thể kèm theo sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tay bị dính chất độc khi đập kiến, chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt. Nếu
Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt, 2, 3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm da sẽ tiến triển sang dạng loét. Các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo động tác khi ta đập, giết và chà xát kiến trên da. Cũng có ít trường hợp chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa, lặn sau 3 – 5 ngày, không thành phỏng .


III. Xử lí tại nhà khi bị kiến ba khoang đốt.
Khi bị tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang, vùng da tiếp xúc có thể xuất hiện ban đỏ, ngứa. Ngay lập tức hãy dùng nước muối sinh lí rửa nhẹ nhàng để làm sạch chất độc bám trên da.Sau đó dùng hồ nước bôi lên vùng da tổn thương nhằm mục đích làm mát da, tránh phồng rộph. Khi da đã bị nổi mụn, phòng rộp như vết bỏng, tiếp tục dùng hồ nước bôi để làm sạch, dịu da .Nếu bị tổn thương nặng, cần phải có bác sĩ kê đơn thuốc uống kèm với bôi bên ngoài để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng toàn thân hoặc bội nhiễm nặng. Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch, hãy sử dụng các loại thuốc dạng có tính mỡ kháng sinh diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa (ví dụ fucidin-H, fucicort) để bôi, giúp vết thương mau lành.Nếu bị tổn thương nặng, cần phải có bác sĩ kê đơn thuốc uống kèm với bôi bên ngoài để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng toàn thân hoặc bội nhiễm nặng.Viêm da do kiến ba khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý (0,9%) ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.
*Gặp kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể, phải xử lí thế nào?
Không nghiền nát, chà xát kiến khi thấy nó xuất hiện trên thân mình để tránh độc tố tiết ra.
Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố.Rửa sạch vết thương (nhất là ở vùng mắt) càng nhanh càng tốt khi bị dính chất độc, bôi thuốc, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.Bàn tay nếu lỡ đập chết kiến ba khoang cần rửa sạch bằng xà phòng, càng sớm càng tốt, để tránh độc tố kiến dính vào.Khi da bị tổn thương tấy đỏ, lan rộng phải đi khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị, bởi trong các loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid, chất giải độc tố…nên cần có bác sĩ chỉ định mới được dùng.

IV. Cách phòng tránh kiến ba khoang.
Kiến ba khoang không phải loài côn trùng chủ động đốt người và cũng không phải loài côn trùng truyền bệnh, vì thế thực chất nó không đáng ghét như người ta vẫn thành kiến về nó.

Hơn nữa, kiến ba khoang thuộc loại côn trùng có lợi, vẫn được coi là bạn của nhà nông. Vì thế không nên tìm cách tiêu diệt kiến ba khoang mà hãy tìm cách xua đuổi chúng ra khỏi môi trường sống của mình.

Những cách phòng ngừa kiến ba khoang nên làm là:
1) Đóng kín cửa để kiến không chui vào nhà được.
2) Buông rèm che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến ba khoang.

3)Làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ, lỗ thông khí.
4)Buổi tối không nên bật đèn neon, không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn.
5)Nếu có thể thì bật đèn ban công để thu hút kiến ba khoang ở ngoài, không chui vào nhà nữa.
6)Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, cần đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót, và đặc biệt tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với kiến ba khoang.
Trên đây là một số thông tin và cách XỬ LÍ KHI NHÀ BẠN XUẤT HIỆN KIẾN BA KHOANG.

-Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn!
Nếu bạn không có thời gian, bạn đang cần 1 đội ngũ làm việc chuyên nghiệp,hay bạn đang sống ở một nơi có diện tích lớn mà những cách xử lí thông thường không thể diệt sạch kiến như đúng ý bạn. HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI!

**** CÔNG TY XỬ LÝ CÔN TRÙNG MINH QUANG****

    HOTLINE: 0949.342.082

Công ty chúng tôi chuyên xử lý, diệt các lại côn trùng có hại như: kiến, mối, ruồi, gián, muỗi…. phục vụ 24/24h kể cả các ngày lễ

Chuyên diệt côn trùng tại các khách sạn, resort, các khu công nghiệp và tại chính gia đình của bạn…

Với kinh nghiệm trên 20 NĂM đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chúng tôi cam kết đưa lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với giá cả PHẢI CHĂNG.

CAM KẾT: Sử dụng những sản phẩm an toàn với sức khỏe của khách hàng.

Chính sách bảo hành 3 tháng với phương châm “hết kiến mới lấy tiền”.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn!

 

CÔNG TY DIỆT MỐI VÀ CÔN TRÙNG MINH QUANG

Trụ sở: 18/9 Trần Hưng Đạo, Phường Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

Chi nhánh Cam Ranh: 2142A Hùng Vương, Cam Lộc, Cam Ranh, Khánh Hòa

Chi nhánh Ninh Hòa: 326C Trần Quý Cáp, Ninh Hiệp, Ninh Hòa, Khánh Hòa

Hotline 24/7: 0949.342.082

VP Bình Dương: DX064, P. Định Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Email: dietmoiminhquang2004@gmail.com